Những nguy hại khi sống trong vùng ô nhiễm nước

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam đang ở mức báo động, kéo theo những ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ.

Nước bao phủ phần lớn bề mặt trái đất, tuy nhiên lượng nước mà con người có thể dùng trong sản xuất và sinh hoạt chỉ chiếm khoảng 3%. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của xã hội, nguồn nước ngọt bị ô nhiễm nặng nề. 1,1 tỉ người trên thế giới phải chịu cảnh thiếu nước, 2,6 tỉ người không có nước sạch để dùng. Các chuyên gia dự báo hơn nửa dân số thế giới phải chịu cảnh thiếu nước trong khoảng vài thập kỉ tới. Thiếu nước, nguồn nước bị ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và sức khoẻ của người dân.

Nguồn nước tại Việt Nam bị ô nhiễm
Việt Nam nằm trong những quốc gia có nhiều sông ngòi, bên cạnh đó còn có nguồn nước ngầm phong phú. Tuy nhiên, những năm gần đây các chuyên gia nghiên cứu đã báo động về tình trạng ô nhiễm nguồn nước.

Trung tâm Quan trắc và Dự báo tài nguyên (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, hoá chất độc hại đang gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Lượng amoni vùng  đồng bằng Bắc Bộ cao hơn 200 lần so với quy định (23,3 mg/l). Bên cạnh đó, 15% mẫu thử chứa asen (thạch tín), hóa chất gây hại cho con người. Mẫu nước ngầm ở khu vực đồng bằng Nam bộ chứa mangan và mêtan vượt mức cho phép.

Một trong những nguyên nhân khiến nguồn nước ngầm bị nhiễm hoá chất là do nước bề mặt cũng chịu ô nhiễm. Nhiều mẫu nước từ các địa phương đều cho thấy lượng hoá chất độc hại vượt ngưỡng quy định. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương cho biết, nồng độ chất thải rắn lơ lửng trong các con sông chảy qua địa phương như sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình, đều quá mức cho phép. Kết quả cũng cho thấy sự ô nhiễm N-NH4+, N-NO2- tại các con sông này.

Người dân của hai thành phố lớn là TP HCM và Hà Nội cũng phải sống trong cảnh thiếu nước sạch. Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) cho biết, hơn 328.000 hộ dân ở TP HCM chưa được dùng nước sạch. Trong đó, hơn 200.000 dân ngoại thành phải dùng nước không hợp vệ sinh từ kênh, rạch. Người dân ngoại thành Hà Nội cũng sinh hoạt bằng nước không đạt chuẩn, có lượng hoá chất vượt ngưỡng cho phép.

Những nguy hại từ nguồn nước ô nhiễm
Xét về mặt sức khoẻ, việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đem đến nhiều nguy cơ mắc bệnh tật. Trước hết là các bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá. Việc uống nước không đạt tiêu chuẩn gây ra các hiện tượng rối loạn tiêu hoá, đau bụng… Tăng khả năng nhiễm kí sinh trùng, vi khuẩn gây bệnh. Thiếu nước uống cũng khiến cơ thể ốm yếu.

Tiếp xúc lâu ngày với nguồn nước ô nhiễm, nội tạng bị ảnh hưởng. Thận, mật dễ hình thành sỏi. Trong những hoá chất được tìm thấy trong nguồn nước ô nhiễm, có nhiều chất cực độc như asen. Người uống nước có hàm lượng asen quá 0,1mg/l sẽ bị ngộ độc nặng, đe doạ đến tính mạng.

Tích tụ lượng chì lớn trong cơ thể dẫn đến các bệnh về thần kinh, thận, lượng Natri vượt mức cho phép tăng khả năng mắc các bệnh tim mạch. Gan bị nhiễm độc khi dùng nước có chứa thuốc bảo vệ thực vật, Kali, Cadimi tác động xấu đến xương.

Bên cạnh đó, việc tiếp xúc lâu ngày với các chất độc cũng tăng khả năng xuất hiện tế bào ung thư trong cơ thể. Ở nước ta, tình trạng nhiều người dân cùng làng, xã mắc ung thư được xác định một phần do nguồn nước bị ô nhiễm.

Để cải thiện nguồn nước sạch, Nhà nước, Chính phủ cần có những giải pháp mang tính vĩ mô. Ngoài ra, người dân cần chủ động nâng cao ý thức sử dụng và bảo vệ nguồn nước để bảo vệ sức khoẻ của bản thân.

Nguồn nước sạch đang bị ô nhiễm, trở thành nỗi lo cho mỗi người khi sử dụng nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Sử dụng sản phẩm máy lọc nước nào hiện nay? Công ty TNHH Mandetra cung cấp dòng sản phẩm máy lọc nước cao cấp Nhật Bản, đó là máy lọc nước Dileka. Khi nguồn nước được lọc qua sẽ là nguồn nước giàu Ion âm, bảo vệ sức khỏe. Hãy đặt niềm tin vào chất lượng sản phẩm của chúng tôi. 

Tin liên quan

Tại sao chúng ta phải tiết kiệm nguồn nước sạch (26/04/2016)

Sạch phổi chỉ trong 3 ngày nhờ nước trái cây? (25/04/2016)

80% người mắc bệnh tại Việt Nam liên quan đến nước. (18/04/2016)

Hà Đông: Nguồn nước nhiễm bẩn thành siêu bẩn (25/05/2016)

Rạch Giá rơi vào 'cơn khát' nước sinh hoạt (21/05/2016)

Xử lý nước thải bằng cây lục bình (12/07/2016)

Tại sao thường bị ngứa sau khi tắm xong? (28/04/2016)

Bạn đã tiết kiệm nước sạch chưa (27/04/2016)

Lên đầu trang