Nitrate và cách xử lý

Nguồn gốc của Nitrates

Nitrate (NO3) được tạo thành tự nhiên từ nitơ trong lòng đất. Nitơ là một loại khí chiếm tới gần 80& bầu khí quyển và rất cần thiết cho sự sống. Rễ cây hấp thụ càng nhiều nitơ thì năng xuất của mùa màng càng cao.

Quá trình hình thành Nitrate là một giai đoạn không thể thiếu trong vòng tuần hoàn của nitơ trong tự nhiên. Thực phẩm và đồ uống có chứa một hàm lượng nitrate thấp thì không có hại cho sức khỏe. Cây cối hấp thụ nitrate trong đất để lấy dưỡng chất và có thể sẽ tạo một dư lượng nhỏ trong lá và quả. Do tính cơ động cao, nitrate dễ dàng thấm vào nguồn nước ngầm. Nếu con người và súc vật uống phải nước có nhiều nitrate sẽ dễ bị mắc các chứng bệnh về máu, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

 

Nitrates hình thành khi vi sinh vật chuyển hóa phân bón, phân hủy xác động thực vật. Nếu cây cối không kịp hấp thụ hết lượng nitrate này thì nước mưa và nước tưới sẽ làm cho nó ngấm vào lòng đất, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Rất tiếc là con người lại chính là thủ phạm tạo ra nguồn ô nhiễm nitrate lớn nhất thông qua các hoạt động nông nghiệp:

    Sử dụng phân bón hóa học hoặc hữu cơ,
    Chăn nuôi,
    Thải nước và rác không qua xử lý,
    Hệ thống bể phốt,

Nitrates ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Hàm lượng Nitrate cao trong nước có thể gây ra các bệnh về hồng cầu, dễ thấy nhất là bênh xanh da ở trẻ nhỏ. Dịch Axit trong dạ dày trẻ nhỏ không đủ mạnh để như của người trưởng thành. Do đó, các loại khuẩn đường ruột dễ dàng chuyển hóa nitrate thành nitrite (NO2). Tuyệt đối không cho trẻ nhỏ uống nước hoặc ăn các loại thực phẩm có lượng nitrate vượt quá 10 mg/l NO3-N.

Khi Nitrite hấp thụ vào máu, các hemoglobin (phương tiện chuyên chở ô xy trong máu) sẽ bị biến thành methemoglobin. Methemoglobin sẽ mất hoặc suy giảm chức năng vận chuyển ô xy, gây ra hiện tượng các tế bào (nhất là ở não) không đủ ô xy để hoạt động. Khác với người lớn, trong cơ thể trẻ em, Methemoglobin không thể chuyển hóa ngược thành hemoglobin, Khi não không đủ ô xy rất dễ dẫn đến tử vong.

Một người trưởng thành khỏe mạnh có thể chịu được một lượng Nitrate tương đối lớn mà không bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Trên thực tế, phần lớn lượng nitrate xâm nhập cơ thể qua thực phẩm, cụ thể là các loại rau củ. Tuy nhiên, lượng nitrate này sẽ bị thải theo nước tiểu. Thế nhưng, nếu liên tục phải hấp thụ nitrate có thể sẽ dẫn đến mắc phải một số bệnh do sự hình thành của các Nitrosamines. N-nitrosamine là những tác nhân gây ung thư khi thí nghiệm trên động vật. Hiện chưa có các thí nghiệm trên cơ thể người để chứng tỏ Nitrate có thể gây ung thư hay không.
Kiểm tra Nitrate

Nitrate là chất không màu, không mùi và không vị nên không thể nhận biết nếu không xét nghiệm bằng các phân tích hóa học. Nếu bắt buộc phải dùng nước giếng để ăn uống, hãy xét nghiệm tại các phòng thí nghiệm theo định kỳ hàng năm. Vui lòng đọc thêm các bài viết về nước giếng trên website thietbiloc.com để có thêm thông tin cần thiết.
Các phương pháp xử lý Nitrate

Nitrate/nitrite trong nguồn nước có thể bị loại bỏ bằng nhiều phương pháp, tùy theo hàm lượng, ứng dụng và quy mô:

    Trao đổi ion
    Lọc thẩm thấu ngược
    Chưng cất.

Tóm tắt

Đối với nước uống, Nitrate có thể có hại đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Chỉ có thể phát hiện Nitrate khi xét nghiệm tại các phòng thí nghiệm

Nước ngầm khu vực nông thôn hoặc vùng mới đô thị hóa/ khu vực đông dân cư nhiều bể phốt thường bị nhiễm Nitrate từ các nguồn phân bón, chất thải của người..

Khi phát hiện nước giếng bị nhiễm Nitrate vượt mức cho phép, nên tìm nguồn nước khác an toàn hơn (khoan giếng sâu hơn, mua nước lọc cho trẻ nhỏ …) Nitrate có thể xử lý bằng các phương pháp trao đổi ion, thẩm thấu ngược haợc chưng cất.

 

Tin liên quan

Sự khác biệt giữa máy lọc nước Delika và máy lọc nước khác (13/04/2016)

Báo động từ những con số (23/04/2016)

Nước sạch và vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người (13/07/2016)

Dùng thủy trúc rau chai xử lý nước thải chăn nuôi (07/09/2016)

Tài nguyên nước hiện nay (26/04/2016)

Uống nước thế nào là đúng cách? (17/06/2016)

Báo động tình trạng ô nhiễm nguồn nước từ hóa chất độc hại (28/04/2016)

Ngày Nước thế giới - Suy nghĩ về việc dùng nước đúng cách (19/04/2016)

Lên đầu trang