Nước hoa quả là thủ phạm gây hỏng men răng

Người ta nhận thấy chỉ cần một ngụm  nước cam lạnh cũng đã đủ gây ra một cảm giác đau nhói từ răng tới nướu.

Lúc đó tình trạng sâu răng sẽ bắt đầu, men răng bắt đầu bị rửa trôi và những lỗ sâu đã ăn tới tận dây thần kinh. Lúc đó mọi cảm giác nóng lạnh đều khiến bạn đau nhức

Thường thì mọi người nghĩ rằng lời khuyên đó xuất phát từ quan điểm các chất dinh dưỡng sẽ mất đi trong quá trình sản xuất nước trái cây. Thông thường các loại được thực hiện bằng cách pha loãng nước trái cây cô đặc được chiết xuất qua việc làm bay hơi nước trái cây tươi.

Vấn đề ở đây là đường. Trái cây và quả mọng thường chứa 3 loại đường là fructose, glucose và sucrose. Trái cây có chứa một lượng phong phú các loại đường này và tất cả chúng đều có trong nước ép. Sự tập trung của chúng còn cao hơn nhiều hơn so với trái cây tươi, và gần như tương tự trong các loại nước soda. Vậy tại sao nước ép trái cây lại chứa nhiều đường hơn trái cây tươi? Đó là bởi bạn phải cần ít nhất là 2 hoặc 3 quả táo hoặc cam để có được một ly nước trái cây. Đường từ nước ép được hấp thu nhanh hơn và tốt hơn, mà điều đó lại có hại hơn đối với cơ thể.

Vì đường và các loại axit trong nước ép chính là con dao hai lưỡi, nếu sử dụng vừa đủ nó sẽ tốt cho sức khỏe, nhưng quá lạm dụng thì nó sẽ làm phá hủy men răng. Gây ra các bệnh lý răng miệng mà bắt đầu là bệnh sâu răng.

Nước trái cây có chứa một số lượng lớn các loại đường xấu, dễ tiêu hóa, và đồng thời mất đi nhiều chất xơ, vitamin và các hoạt chất sinh học khác có trong trái cây tươi. Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều nước trái cây, cũng như soda, có thể dẫn tới tăng cân và béo phì.

Nước trái cây, như soda chẳng hạn, có thể làm hỏng men răng, gây sâu răng vì chúng có chứa axit. Tuy nhiên, chúng ta không nên loại bỏ hoàn toàn nước ép trái cây vì nó vẫn là một sản phẩm có lợi cho sức khỏe.

Điều cần quan tâm là uống với liều lượng vừa đủ và cẩn trọng. Ví dụ, để bảo vệ răng, bạn nên uống qua ống hút. Không dùng quá nhiều đường, lượng tiêu thụ hàng ngày không nên quá 50-60 gram, dùng các loại nước uống ở mức vừa phải, chứ không phải những cốc lớn theo khuyến cáo của các nhà quảng cáo.

 loai nước trái cây chanh độ pH là 2,7 – gần bằng với độ pH giấm 2,9. Đối với các loại trái cây như cam, táo, nồng độ axit ở khác nhau, tương đương 3,3 và 3,8. Trong nước uống có ga khác, độ pH trung bình là 2,5.

Nếu thường xuyên sử dụng các loại nước trái cây có độ pH cao như trên, men răng sẽ bị bào mòn dẫn đến hỏng men răng.

Đường và axit trong nước hoa quả đã tấn công men răng và nước ngọt có ga cũng tương tự.

Sai lầm nghiêm trọng là người ta thường đánh răng ngay sau khi uống nước hoa quả. Men răng lúc này rất yếu, nó cần một khoảng thời gian để khôi phục lại

Tình trạng xói mòn men răng đã trở nên rất phổ biến hiện nay. Khác với sâu răng, tình trạng vi khuẩn tấn công một số vị trí của răng thì quá trình xói mòn răng chủ yếu do axit

Axit reflux trong dạ dày và một số chất mài mòn trong kem đánh răng là nguyên nhân khác . Nhưng chủ yếu là axit trong nước hoa quả có thể rửa trôi men răng

Đợi một tiếng sau khi uống nước cam rồi mới đánh răng. Nhai kẹo cao su góp phần tiết nước bọt bảo vệ răng

Kết thúc bữa ăn với sữa và phô mai có thể làm trung hòa tính axit

 

 

Tin liên quan

Rửa bát bằng chanh (01/10/2016)

Niềm vui có nước sạch của người dân đảo Phú Quý (05/05/2016)

Người dân Sài Gòn có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt (29/04/2016)

Lời khuyên về sử dụng nước sạch (04/07/2016)

Cách nhận biết chất lượng nước đang sử dụng (05/05/2016)

Báo động từ những con số (23/04/2016)

Tốn 20 tỷ đồng cải tạo, Hồ Ngọc Khánh còn ô nhiễm nặng hơn (18/05/2016)

Cách sử dụng nước khoáng pha sữa cho bé (23/09/2016)

Lên đầu trang