Trihalomethane là gì

Ở Châu Âu và Mỹ, người ta không còn uống các loại nước cung cấp qua các đường ống đến vòi nước trong nhà, mà bắt đầu tìm mua các loại nước trong chai, đã qua xử lý về kỹ thuật theo tiêu chuẩn qui định về tính hóa lý và vi sinh, hay gắn các bộ phận lọc nhỏ ở gia đình nhằm mục đích ngăn chặn Trihalomethane (THM), và khử mùi Chlorine còn lại trong nước bằng than hoạt tính.

Một trong những hóa chất phổ biến được dùng trong công nghệ xử lý nước từ đầu thế kỷ này là Chlorine, vì hóa chất này có khả năng diệt tất cả vi khuẩn trong nước, mặc dù những hóa chất khác tồn tại trong nước như Phénol phản ứng với Chlor có thể tạo ra mùi và vị nước khó uống. Chỉ với một lượng Chlorine 0,16 mg /l (ở độ pH 7) hay 0,45 mg /l (pH=9) là người ta cảm thấy nước có mùi khó chịu. Ngoài ra, các chất Ammoniac trong nước sẽ phản ứng với Chlorine tạo ra các loại Chloramine (Mono, Di và Trichlororamine) hay Phénol cũng làm cho nước bị nhiễm mùi.

Tuy thế, ở các trạm xử lý nước công nghiệp, người ta vẫn sử dụng Chlorine và điều chỉnh nồng độ của nó theo hàm lượng vi khuẩn và các tạp chất (hóa học) khác có trong nước vì xử lý nước theo phương pháp này giá thành nước máy vẫn rẻ nhất.

Có 4 loại THM chính trong nước uống, Chloroform (CHCl3), Bromo dichloromethane (CHBrCl2), Dibromochloro methane (CHBr2Cl) và Bromoform (CHBr3). Những hợp chất THM hay chất dẫn xuất từ Chlorine chỉ có thể tìm thấy trong nước uống khi nước ấy được diệt trùng bằng Chlorine mà thôi. Tùy theo nồng độ Chlorine, nhiệt độ của nước và pH mà THM sẽ phát sinh nhiều hay ít do các tạp chất hữu cơ phản ứng với Chlorine khi hàm lượng Chlorine quá liều. 

Ngoài yếu tố nồng độ Chlorine, THM lại tăng theo nhiệt độ và độ pH của nước, phát sinh ra nhiều độc tố khác (nếu nguồn nước đã bị nhiễm bẩn hóa chất hay thuốc trừ sâu...).

Đáng lo ngại nhất là Chloroform vi chỉ với 44gr Chloroform có thể giết chết được một người nặng 70 kg và vi lượng Chloroform trong nước sẽ gây ra bệnh ung thư nếu nước uống này được sử dụng trong thời gian dài. WHO cho biết, nếu nước có phát sinh Chloroform thì những biến chứng về ung thư (bladder, intestinal và rectal) sẽ xảy ra.

Ngoài Chlorine, người ta còn sử dụng một số hóa chất tiệt trùng khác như Fluorine, Iodine nhưng đều phải có những biện pháp ngăn ngừa và kiểm tra nồng độ chặt chẻ hầu tránh những tác hại. Theo tiêu chuẩn phổ biến hàm lượng Fluoride chỉ được cho phép 0,6mg/l - 1mg/l, nhưng nếu dùng lâu ngày sẽ bị hư lớp men (enamel) trên răng. Hiện nay vẫn có những ý kiến phản đối việc sử dụng Fluor cho trẻ em vì các lý do:
 1- Fluor là một hóa chất vô cơ cực độc
 2- Phải được quản lý khi sử dụng như một loại thuốc độc bảng B hoặc như một chất tẩy rửa công nghiệp
 3- Khó có thể kiểm tra được hàm lượng Fluor trong nước nếu sử dụng một cách thường xuyên, khó theo dõi và kiểm tra cơ thể đã hấp thụ bao nhiêu Fluor. Khó có thể nói nước dùng Fluor đã tiệt trùng là an toàn. Fluor còn có khả năng tiêu diệt cả những vi khuẩn cần thiết cho bộ máy tiêu hóa.

Thiết bị để thẩm định liều lượng Fluor hay Iod sử dụng theo thay đổi của độ nhiễm khuẩn, độ bẩn trong nước rất đắt tiền, lại lệ thuộc vào nhiều yếu tố bất xác định (uncertain factors) như nhiệt độ, độ bền, độ pH của nước trong từng lúc cho nên tránh dùng vẫn là biện pháp tốt hơn cả. Về mặt lý thuyết, Fluor, Iodine, Chlorine là những chất sát trùng rất hiệu quả nhưng trên thực tế, rất hiếm thấy những máy lọc nước sử dụng Iodine cho gia đình tại nhiều nước trên thế giới (Pháp, Mỹ, Nhật, Thụy Sĩ). Cobalt60,  Iodine131 là những chất bức xạ b tai hại đến sức khỏe (a significant health risk) WHO định mức nồng độ b chỉ được 1,0 Bq/lít (1 ci tương đương với 3,7 x 1010 Bq) và việc theo dõi này vô cùng phức tạp, phải có trang thiết bị chuyên dùng đo nồng độ bức xạ do cơ quan nguyên tử lực quản lý. Tiêu chuẩn về độ phóng xạ a, b của Bộ Y tế Việt Nam đều giống với tiêu chuẩn nêu trên của WHO, trong khi đó Tiêu chuẩn Việt Nam của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là 3 pci/lít. WHO cho biết sử dụng Iodine là một biện pháp tiệt trùng tạm thời trong một thời gian rất ngắn, không nên dùng vào việc xử lý nước uống thường xuyên.

Ngoài các phương pháp sử dụng hóa chất để tiệt trùng nêu trên, Ozone (O3) cũng là một loại khí có khả năng diệt trùng hiệu quả nhờ tính oxyd hóa mạnh mẽ của nó. Ozone hủy diệt tất cả các loại vi khuẩn trong nước  (chỉ cần 1ppm (1 phần triệu) trong 10 phút là có thể sát khuẩn), nhưng Ozone lại gây ra mùi rất hăng, khó uống cho nên thường được dùng kèm theo bộ lọc than hoạt tính để khử bớt mùi này trong những trang thiết bị lọc nước hiện đại, nhưng việc kiểm soát nồng độ tương đối phức tạp và khá đắt tiền.

 

Tin liên quan

Tác dụng của nước đối với người lớn tuổi (05/10/2016)

Đà Nẵng: Nước sinh hoạt nhiễm mặn gấp 10 lần cho phép (23/05/2016)

2/3 dân số thế giới thiếu nước trầm trọng (26/05/2016)

Tại sao thường bị ngứa sau khi tắm xong? (28/04/2016)

Xử lý nước máy nhiễm Mangan vượt mức cho phép (26/05/2016)

Nước rửa bát: xịn hay rởm đều gây ung thư (09/04/2016)

Nước sạch có giun ở Hà Nội: Dân tự bỏ tiền thau bể, lại phải (25/05/2016)

Uống nước thế nào mới đúng cách (01/02/2016)

Lên đầu trang