Cá sông Bưởi chết hàng loạt do môi trường bị ô nhiễm nặng

Căn cứ vào kết quả kiểm tra mẫu vật phẩm cá chết và nước sông, ngành chức năng kết luận, hiện tượng cá chết hàng loạt trên sông Bưởi là do môi trường ô nhiễm nặng.
Ngày 17/5, Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa đã có báo cáo kết quả kiểm tra mẫu nước, cá chết trên sông Bưởi. Theo đó, về môi trường, chỉ tiêu NH3 vượt ngưỡng cho phép là 7,4-7,5 lần; H2S vượt ngưỡng cho phép là 1,5-2 lần; NO2 vượt ngưỡng cho phép là 2-4 lần.

Xét nghiệm lâm sàng trên cá thì không tìm thấy dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, nhà chức trách khẳng định cá chết trên sông Bưởi do môi trường bị ô nhiễm nặng.

Cá nuôi lồng của bà con làng chài huyện Thạch Thành chết trắng trên sông Bưởi. Ảnh: Nguyễn Dương.

Đối với tình trạng cá tiếp tục chết ngày 13-14/5, cơ quan chức năng nhận định do môi trường ô nhiễm, cá bị yếu dần và chết. Tổng số cá chết là sau hai đợt là hơn 18 tấn cá nuôi, 100% cá tôm tự nhiên.

Nhà chức trách cho rằng, do khối lượng nước ô nhiễm lớn, các giải pháp khắc phục sinh học, hóa học đều không khả thi. Do đó, cần phải có thời gian để mưa lũ rửa trôi và khả năng tự làm sạch của môi trường tự nhiên.

Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai các biện pháp để hạn chế thiệt hại đối với vùng hạ lưu (khi nước ô nhiễm chưa đến) như di chuyển lồng bè, thu hoạch cá nuôi, chuyển cá vào ao; khuyến cáo người chăn nuôi ven sông tạm thời không nên sử dụng nước từ sông Bưởi.

Trước đó, từ ngày 4 đến 7/5, trên sông Bưởi, đoạn chảy qua địa bàn xã Thạch Lâm đến xã Thành Vinh (huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) xảy ra hiện tượng cá sông và nuôi lồng bè chết hàng loạt. Theo thống kê, đã có 73 lồng cá của người dân ở các xã Thạch Lâm, Thạch Quảng, Thành Mỹ, Thành Vinh gặp nạn với tổng lượng cá ước tính hơn 17 tấn.

Sau đó, Công ty Cổ phần Nhà máy đường Hòa Bình đã thừa nhận xả thải trái phép ra sông Bưởi. Chiều 11/5, đoàn công tác UBND tỉnh Hòa Bình đã yêu cầu doanh nghiệp này tạm dừng hoạt động 6 tháng để xây dựng hệ thống xả thải theo quy định pháp luật.

Chiều 12/5, ông Nguyễn Mạnh Trường - Phó giám đốc Công ty cổ phần mía đường Hòa Bình - đã gặp gỡ dân làng chài sông Bưởi xin lỗi và trao tiền đền bù 1,4 tỷ đồng dù chưa có kết luận chính thức từ cơ quan chức năng.

Từ ngày 13 đến ngày 15/5, 1,1 tấn cá nuôi lồng của 10 hộ gia đình (7 hộ ở xã Thạch Cẩm và 3 xã Thạch Định) tiếp tục bị chết. Ngoài vấn đề cá chết thì nguồn nước bị ô nhiễm đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt và nhất là đời sống, sinh hoạt của người dân ven sông Bưởi.

Nước sông bị ô nhiễm nặng thấm vào đất đất ô nhiễm, con người hứng chịu - nước sông chảy vào mương, máng, kênh rạch thấm vào đồng ruộng lúa, hoa màu nhiễm độc, con người hứng chịu - nước sông ô nhiễm thấm vào mạch nước ngầm, người dân uống, ăn, sinh hoạt hằng ngày, người dân hứng chịu - nước sông nhiễm độc, người dâm không có tôm, cua, cá để ăn, nếu ăn vào thì nhiễm độc...

Ô nhiễm nặng sinh vật dưới sông chết nhiều. Rồi con người vẫn sử dụng nguồn nước đó về sinh hoạt, tất cả đều do hành động của con người sẽ dẫn đến nhiều hậu quả. Cơ quan chức năng cần phải xử lý mạnh những hành động gây ra ô nhiễm, nên xa thải những doanh nghiệp lấy lợi ích mà hủy hoại thiên nhiên.

Tin liên quan

Nước sạch có tác dụng rất lớn cho cơ thể (15/04/2016)

Nam Định: Người dân sống mòn với nguồn nước bị ô nhiễm (20/04/2016)

Các giải pháp về bảo đảm nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường (22/06/2016)

Tác dụng của hệ thống xử lý nước đầu nguồn (21/05/2016)

Bí thư Thành ủy TP HCM xót xa khi dân chưa có nước sạch (23/05/2016)

Thực trạng nguồn nước giếng khoan và nước sinh hoạt tại các vùng miền (24/06/2016)

Nước máy ở Hà Nam (09/05/2016)

Sử dụng cho Gia đình (29/06/2016)

Lên đầu trang