Công nghệ lọc nước biển thành nước ngọt ở Ấn Độ

Trước tình hình hạn nặng ở 13 bang, các nhà khoa học Ấn Độ đã phát minh ra phương pháp lọc nước ngọt từ nước biển, với công suất 6,3 triệu lít mỗi ngày.
Họ cũng tìm ra phương pháp lọc nhằm lọc sạch các nguồn nước ngầm nhiễm asen và uranium.

Nhà máy được xây dựng bởi các nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân Bhabha nhằm dùng các chất thải từ lò phản ứng hạt nhân để làm sạch nước biển.

Hiện tại, nước ngọt đang được sử dụng tại các lò phản ứng hạt hân Kudankulam. Nhiều nhà máy tương tự sẽ được xây dựng ở Punjab, West Bengal… và những nơi hạn hán khác.

“Trung tâm sẽ phát triển thêm nhiều loại màng lọc giá rẻ khác nhằm lọc các nguồn nước ngầm bị nhiễm uranium hoặc asen thành nước uống”, KN Vyas, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Hạt nhân Bhabha nói với Simple Capicity.

Trong lần viếng thăm trung tâm gần nhất, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã chạy thử chiếc xe đạp với máy lọc nước lắp kèm. Thao tác đạp xe sẽ cung cấp năng lượng cho quá trình lọc nước bẩn thành nước uống được.

Các nhà khoa học nguyên tử cũng đang chế tạo hàng loạt máy lọc nước gia dụng, bán tại các khu vực hạn hán nặng. Chúng chỉ dùng các màng lọc mỏng và nhiều lớp lọc đặc biệt chuyên dùng cho các kim loại nặng thường thấy trong nước.

Tin liên quan

Bạn có nên dùng nước tinh khiết cho con của mình (04/10/2016)

Nước đá bẩn (23/05/2016)

Hà Nội đang dùng nước sinh hoạt nhiễm độc (19/04/2016)

Dùng nước đúng cách (14/04/2016)

Những câu hỏi thắc mắc về máy lọc nước Nano (13/04/2016)

Các công nghệ sản xuất nước sinh hoạt hiện nay tại Việt Nam (20/04/2016)

Nước nhiễm canxi là nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận (26/04/2016)

Triển lãm VIETNAM MEDI-PHARM 2017 (11/05/2017)

Lên đầu trang