Người dân Phủ Lý

Nhiều năm qua, hàng chục nghìn người dân thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam vẫn trong “cơn khát” nước sinh hoạt đạt chất lượng theo quy định. Nguồn nước sinh hoạt mà các hộ dân tại thành phố Phủ Lý đang sử dụng được xử lý từ nguồn nước mặt của sông Đáy, sông Nhuệ - hai con sông này đang bị “bức tử” bởi lượng nước thải lớn từ Hà Nội đổ về. 

Vào mùa cạn, nước sông Nhuệ, sông Đáy bị ô nhiễm nghiêm trọng, bốc mùi hôi thối. Mặc dù nguồn nước đã qua các công đoạn xử lý của nhà máy nước nhưng khi xả trực tiếp từ đường ống, nước vẫn đục và bốc mùi hôi. 

Lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe, hầu hết các hộ dân phải dùng bể chứa hoặc các vật dụng khác chứa nước để lắng và khuếch tán khử mùi hôi.

Bà Phạm Thục Yến, phường Liêm Chính, thành phố Phủ Lý bức xúc: "Đã từ lâu chúng tôi dùng nguồn nước có mùi hôi nhưng gần đây nước có mùi rất khó chịu nên không sử dụng được. Trong khi đó, gia đình tôi chỉ dùng nguồn nước này, bởi nguồn nước giếng khoan bị nhiễm asen". Bà đề nghị các đơn vị chức năng cần cung cấp nguồn nước sạch để đảm bảo sức khỏe cho nhân dân.

Theo bà Vũ Thị Tuyết, phường Liêm Chính, thành phố Phủ Lý, hiện nay nguồn nước sinh hoạt của gia đình bà rất bẩn và xanh. Tình trạng nước sinh hoạt không đảm bảo chất lượng đã diễn ra từ mấy tháng nay. Bà cũng đề nghị đơn vị chức năng thay nguồn nước để đảm bảo sức khỏe cho người dân.

Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hà Nam đã phân tích các mẫu nước sinh hoạt được lấy từ một số hộ dân mà Công ty cổ phần nước sạch Hà Nam cung cấp và cho kết quả đều không đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Trong đó, chỉ số tạp chất hữu cơ hòa tan trong nước (pecmanganat) cao gấp 2,5 lần giới hạn cho phép; độ đục gấp 1,5 lần so với chỉ tiêu của Bộ Y tế quy định.

Theo ông Nguyễn Thanh Dương, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hà Nam, kết quả kiểm nghiệm đánh giá chất lượng nước của Công ty cổ phần nước sạch Hà Nam thời gian qua cho thấy, chất lượng nước một số nơi không đảm bảo theo tiêu chuẩn mà Bộ Y tế ban hành. 

Một chỉ tiêu tương đối khó đạt trong tất cả các mẫu xét nghiệm đó là chỉ số pecmanganat - chất ô xi hóa hòa tan trong nước. Vì vậy, chất lượng nước ở đây không đảm bảo theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế và gây ra tác hại nhất định đối với sức khỏe người dân trong quá trình sử dụng.

Để tìm hiểu vấn đề người dân thành phố Phủ Lý mất tiền mua nước nhưng vẫn phải sử dụng nguồn nước không sạch, có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, phóng viên TTXVN đã có buổi làm việc với ông Phạm Trọng Khôi, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần nước sạch Hà Nam. 

Ông Khôi thừa nhận, nước sinh hoạt cung cấp cho các hộ dân thời gian qua có mùi hôi là do nguồn nước đầu vào của nhà máy được lấy từ sông Đáy không đảm bảo tiêu chuẩn. Vì vậy, khi khai thác nước bề mặt trực tiếp của sông Đáy để xử lý và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân, có hai chỉ tiêu không đạt và không thể khắc phục được đó là mùi và chất hữu cơ hòa tan.

Ông Khôi lý giải: Vào thời điểm nước sông Đáy bị ô nhiễm bởi sông Nhuệ, đó là do phía Hà Nội đổ thẳng vào cống Thịnh Liệt không có xử lý. Đương nhiên, khi nước sông bị ô nhiễm, nguồn nước máy không thể sạch. Thế nhưng, với thiết bị công nghệ, khi nước sông bị ô nhiễm trong chừng mực, Công ty vẫn sản xuất được nước đạt tiêu chuẩn cung cấp cho người sử dụng. 

Khi nước sông ô nhiễm kéo dài, Công ty lựa chọn phương án ngừng cung cấp nước ra thị trường để chờ nước sạch đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, nếu ngừng cung cấp nước, đời sống sinh hoạt của người dân sẽ rất khó khăn. Do đó, Công ty lựa chọn phương án khi nước sông bị ô nhiễm sẽ cho chạy máy từ 50-70% công suất, chất lượng lọc sẽ tốt hơn nhiều, nhưng vẫn còn hai chỉ tiêu vượt chuẩn cho phép đó là hóa chất và hữu cơ (amoni và pecmanganat) và một chất cảm quan đó là mùi. Đến thời điểm này, mùi này không thể xử lý triệt để được.

Cùng với đó, Công ty cổ phần nước sạch Hà Nam đang sử dụng mạng lưới đường ống cấp nước có tổng chiều dài khoảng 100km được đầu tư từ năm 1978. Mặc dù Công ty đã chú trọng đầu tư để thay thế và nâng cấp đường ống nhưng đến nay vẫn còn tồn tại khá nhiều đoạn ống chưa đảm bảo chất lượng dẫn đến suy giảm chất lượng nước từ nhà máy.

Do nguồn nước sông Nhuệ, sông Đáy bị ô nhiễm nặng, không thể xử lý triệt để các chất có thể gây hại cho sức khỏe người dân, Công ty cổ phần nước sạch Hà Nam đang tiến hành khảo sát lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy nước khai thác nước từ nguồn nước sông Hồng có công suất 120.000m3/ngày đêm.

Dự kiến đến năm 2017, nhà máy này sẽ đi vào hoạt động, cung cấp nguồn nước sạch, hợp vệ sinh cho người dân thành phố Phủ Lý và một số huyện lân cận của tỉnh Hà Nam.

Thanh Tuấn (TTXVN)

Sử dụng nước bẩn gây khó chịu. Ai cũng vậy mất tiền mua nước vẫn phải dùng nguồn nước bẩn. Nếu hàng ngày hàng giờ sử dụng nguồn nước bẩn như vậy trong nấu ăn, sinh hoạt thì tự rước bệnh vào người. Hãy chủ động tìm giải pháp khắc phục nguồn nước đùng chông chờ nguồn nước sạch từ chính quyền cung cấp. 

Hãy sử dụng ngay máy lọc nước cao cấp chính hãng Nhật Bản, máy lọc nước Dileka đó là hệ thống lọc tổng khi kết nối cả gia đình sẽ sử dụng luôn nguồn nước sạch, khi nguồn nước lọc qua sẽ giàu ion trong nước có lợi cho sức khỏe. 

Sử dụng máy lọc nước Nhật bạn và gia đình không còn nỗi lo nước bẩn. Sản phẩm được bán ở 150 nước trên thế giới. Muốn sở hữu nó, bạn nên mua ở đâu? Hãy đến 133 Thái Hà Công ty TNHH Mandetra-dilekavietnam.com là nhà phân phối duy nhất ở Việt Nam. 

Hãy đến với công ty chúng tôi để biết chi tiết về sản phẩm.

Tin liên quan

Sau giờ nghỉ chưa nên uống những loại nước nào (06/10/2016)

Một vài điều cần nhớ khi sử dụng các nguồn nuớc (29/06/2016)

Bảo vệ nguồn nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày (23/04/2016)

Giải mã bí ẩn dòng suối thánh (02/05/2016)

Những điều cần biết cho các bậc phụ huynh (13/05/2016)

Chứng nhận công nghệ của Pháp (01/12/2015)

Cứu nguồn nước cung cấp cho gần 1 triệu dân Vũng Tàu (25/05/2016)

Tác hại và giải pháp cho nguồn nước nhiễm Asen (11/04/2016)

Lên đầu trang