Thực trạng nguồn nước giếng khoan và nước sinh hoạt tại các vùng miền

Nước là yếu tố cơ bản về sự sống còn của cơ thể. Nước chiếm từ 60 – 70% trọng lượng cơ thể.  70% diện tích của trái đất được nước che phủ nhưng lượng nước dùng cho sinh hoạt lại chiếm phần rất nhỏ. Nước dùng trong sinh hoạt, ăn uống, chăn nuôi, sản xuất…chủ yếu được khai thác từ nguồn nước ngầm (nước giếng khoan) và nước bề mặt (ao, hồ, sông suối…).

Hiện tại, ngoài các thành phố lớn có  nước máy để sử dụng  còn lại đa phần ở  các khu vực chưa có điều kiện người dân  tự khoan giếng , đào giếng để có nguồn nước sinh hoạt hàng ngày. Rất nhiều trường hợp nước máy thành phố vẫn chưa đảm bảo hoặc nước giếng khoan chưa qua xử lý sẽ không thể sử dụng được.

Có thể nói tùy từng vùng miền, khu vực mà  nguồn nước giếng khoan, giếng khơi có những đặc tính nhiễm các  chất kim loại nặng, tạp chất hữu cơ khác nhau. Tuy nhiên sự phân chia này cũng chỉ có tính tương đối, vì ngay trong một khu vực tùy từng độ sâu, tùy tầng nước ngầm khai thác mà chất lượng nguồn nước sinh hoạt cũng khác nhau.

Cụ thể các nguồn nước thường được chia thành các khu vực như sau:

1: Khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, khu vực Hà Nội và lân cận:

– Nguồn nước giếng khoan có hàm lượng sắt (Nam Bộ  gọi là nước nhiễm phèn), hàm lượng mangan cao.. Đặc điểm nước bơm lên rất trong, có mùi tanh, để tiếp xúc với không khí sau khoảng 30 phút  có cặn nhiều cặn màu vàng hoặc váng nổi trên bề mặt, trong bể chứa hoặc bồn khi ta sờ vào thành bể thấy nhớt màu đen.

Ngoài ra, tại một số khu vực lân cận thành phố Hà Nội như một số huyện như Thạch Thất, Phúc Thọ… các tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh… trong nguồn nước còn nhiễm thêm Asen, Amoni, tạp chất hữu cơ, huyễn phù…Đặc điểm chủ yếu của nguồn nước này sau khi đã lọc sơ vẫn còn màu xanh nhơ.

2: Đặc điểm nước ngầm các khu vực có núi đá vôi

– Nguồn nước nhiễm độ cứng cao (nước có chứa nhiều Ion Caxi, Magiê. Đặc điểm nguồn nước có độ cảm quan rất trong, nhưng khi  đun sôi sẽ tạo ra rất nhiều cặn trắng còn gọi là cặn vôi, gây ra hỏng các thiết bị nóng lạnh, tắc đường ống, hỏng màng lọc các máy lọc nước tinh khiết RO…

Địa điểm phân bố chính của nguồn nước này thường gặp ở các tỉnh miền núi, có núi đá vôi như Hà Giang, Tuyên Quang…

3: Đặc điểm nước ngầm khu vực ven và cận biển (miền Trung)

– Nguồn nước lợ (nước nhiễm mặn), nguồn nước này chỉ nằm ở các vùng miền gần biển, nước bị nhiễm mặn. Khi xử lý nước nhiễm mặn đòi hỏi thiết bị sử dụng công nghệ cao, phức tạp.

 

Máy lọc nước Dileka tạo nước Ion âm có lợi cho sức khoẻ được sản xuất bởi công ty Tamura tại Nhật Bản, sản phẩm đã được cấp bằng sáng chế và chứng nhận an toàn của nhiều nước trên thế giới. Máy lọc nước Nhật Bản cao cấp này sẽ là một giải pháp xử lý cho nguồn nước tại Việt Nam.

Tin liên quan

Các tiêu chuẩn của các loại nước sạch nên biết (15/04/2016)

Lấy mẫu nước giải khát C2 và Rồng đỏ nghi chứa chì (19/05/2016)

Lắp đặt đường ống ngầm (10/07/2016)

Mẹ thông thái pha sữa cho con bằng nước gì? (11/04/2016)

Hà Nội: Điểm mặt 10 cơ sở sản xuất nước uống đóng chai không đạt chuẩn (13/05/2016)

Người dân Phủ Lý (25/05/2016)

Uống nước đun sôi hay nước qua máy lọc tốt hơn (14/04/2016)

Ô nhiễm sông Bưởi: Hàng nghìn hộ dân ở Thanh Hóa thiếu nước dùng (20/05/2016)

Lên đầu trang