Thiếu nước sạch sinh hoạt: Một vấn đề nhức nhối!

Nước bề mặt và nước ngầm đều bị ô nhiễm nặng nề. Hàng vạn người chết mỗi năm vì các bệnh liên quan đến sử dụng nước ô nhiễm.

Tình trạng thiếu nước khiến nhiều người vẫn phải sử dụng những nguồn nước bị nhiễm bẩn trong sinh hoạt. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người sử dụng.

Tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt
Đến nay, nhiều người dân Việt Nam chưa được sử dụng dịch vụ nước sạch. Ngay cả những người dân ngoại thành ở cả 2 thành phố lớn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cũng phải chịu cảnh thiếu nước sạch để dùng. Họ phải sử dụng nước từ sông ngòi, giếng khoan. Tuy nhiên, những nguồn nước này đang bị ô nhiễm nặng nề do ý thức bảo vệ nguồn nước chưa cao.

Chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt… không được xử lý đúng cách khiến các dòng sông bị đầy rác, đen ngòm và bốc mùi hôi thối. Nước ngầm bị nhiễm kim loại nặng. Một đoạn sông bị ô nhiễm có thể khiến những đoạn khác bị ảnh hưởng. Tuy màu sắc có thể trong hơn nhưng các chất hoá học độc hại, kim loại nặng có thể vẫn còn dư thừa trong đó.

Vào mùa hè, nhiều đợt cắt nước diễn ra, tình trạng sử dụng nước từ sông ngòi thường gia tăng. Nhiều gia đình tích trữ nước mưa để dùng dần. Bên cạnh đó, họ cũng sử dụng nước giếng khoan. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, nhiều mẫu nước giếng khoan bị nhiễm kim loại nặng.

Những nguy hại của nước ô nhiễm
Theo Bộ Y tế, nước ô nhiễm và điều kiện vệ sinh kém khiến gần 10.000 người chết mỗi năm. Sử dụng nguồn nước không vệ sinh dễ gây ra các bệnh liên quan đến tiêu hoá. Ở các vùng nông thôn, một số người vẫn có thói quen uống nước mưa chưa qua đun sôi.

 

Ngoài ra, sử dụng nước trong các dụng cụ đựng nước như chum, vại, bể chứa nước mưa lâu ngày làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn hệ tiêu hoá gây ra các bệnh như tiêu chảy, kiết lỵ.
Kim loại nặng trong nước giếng khoan làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Sử dụng nước có kim loại nặng khiến cho nội tạng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sỏi dễ hình thành trong thận, mật.

Chì trong nước làm hệ thần kinh trung ương bị nhiễm độc, tuỷ xương bị rối loạn hoạt động, gây tai biến não, cao huyết áp. Crom khiến con người bị viêm thận, ung thư phổi và viêm gan. Mangan khiến thận, hệ thống tuần hoàn bị thương tổn, thậm chí tử vong nếu ngộ độc nặng.

Tỉ lệ mắc bệnh tim mạch tăng cao khi sử dụng nước có lượng natri cao. Thuốc bảo vệ thực vật khiến gan bị nhiễm độc. Xương bị ảnh hưởng xấu bởi nước có nhiễm kali hoặc cadimi.

Chất cực độc là asen. Gần 20 bệnh có thể gây ra bởi asen trong đó phần lớn là các bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Sử dụng nước nhiễm asen làm tăng khả năng xuất hiện và phát triển của tế bào ung thư.
Cũng theo thống kê của Bộ Y tế, tỉ lệ mắc bệnh ung thư chiếm tới trên 30% dân cư toàn xã ở cá biệt một số xã của các tỉnh Tiền Giang, Quảng Nam. Trong đó, sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm là nguyên nhân chiếm tỉ lệ không nhỏ.

Người dân cần nâng cao ý thức về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước. Các dụng cụ chứa nước giữ sạch sẽ, có nắp đậy. Không tích trữ nước quá lâu ngày. Thêm vào đó, Nhà nước và Chính phủ cần có các biện pháp để giúp mọi người có điều kiện sử dụng nguồn nước sạch.

Không những vậy một giái pháp hữu hiệu giúp người dân có nguồn nước sạch là sử dụng sản phẩm Máy lọc nước Dileka Nhật Bản để bào vệ sức khỏe và có nguồn nước giàu Ion âm .

Tin liên quan

Nha Trang lo thiếu nước sinh hoạt (23/05/2016)

Chọn mua máy lọc nước tốt (03/05/2016)

Nam Định: Người dân sống mòn với nguồn nước bị ô nhiễm (20/04/2016)

Một vài điều cần nhớ khi sử dụng các nguồn nuớc (29/06/2016)

Choáng với độ sạch của 'nước lã' ở Phương Tây (25/04/2016)

Tài nguyên nước hiện nay (26/04/2016)

Bạn đã biết cách chọn đúng máy lọc nước cho gia đình? (12/04/2016)

Đà Nẵng: Nước sinh hoạt nhiễm mặn gấp 10 lần cho phép (23/05/2016)

Lên đầu trang